Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

Toàn cảnh dự án metro tiến độ nhanh của Sài Gòn

Sau 4 năm thi công, tuyến metro đầu tiên của TP.HCM đã hoàn thiện hơn 70% tiến độ, kỳ vọng sẽ đưa vào khai thác toàn bộ 17 km phần đường sắt trên cao vào năm 2018.

Toàn cảnh dự án metro tiến độ nhanh của Sài Gòn
Tuyến metro Sài Gòn chặng từ ga Ba Son đến Suối Tiên dài 17,1 km được chia thành nhiều đoạn để thi công. Tại đoạn đầu tiên, dãy cột trụ đi qua nhà máy đóng tàu Ba Son, vượt kênh Nhiêu Lộc.
Chạy giữa rạch Văn Thánh (quận Bình Thạnh) đến ga số 4 Văn Thánh.
Toàn bộ công trình dự kiến hoàn thành, đưa vào thử nghiệm năm 2019, vận hành chính thức vào năm 2020. Tuy nhiên, thẹo dự định của BQL đường sắt đô thị TP, trong trường hợp đoạn đường trên cao hoàn thành sớm thì có thể đưa vào sử dụng trước vào năm 2018, sớm hơn 3 năm so với kế hoạch. Trong ảnh, tuyến metro đi qua khu dân cư thuộc phường 22, quận Bình Thạnh.
Ga Tân Cảng, một trong những ga quan trọng của toàn tuyến đang được thi công phần cột trụ và dầm tầng trệt.
Tại đoạn ga Tân Cảng nơi song song với cầu Sài Gòn, công trình đã được lắp dầm băng qua sông.
Khu vực ga Thảo Điền (phường Thảo Điền, quận 2) là nơi đầu tiên được thi công xong phần thô. Bên cạnh tuyến là Xa lộ Hà Nội.
Những dãy nhà cao tầng mọc lên "ăn theo" công trình trên địa bàn quận 2. Theo thông tin từ Ban quản lý, những thanh dầm đầu tiên được lắp từ ngày 4/6/2015, đến nay tuyến trên cao (không tính tuyến đi ngầm) đoạn từ Suối Tiên đến gần cầu Sài Gòn đã đạt hơn 70% tiến độ công trình.
Đây là gói thầu số 2, cơ bản xong kết cấu phần dưới và đang thi công phần thượng cầu phân đoạn cầu cạn, cầu đặc biệt (gồm 17 phân đoạn cầu cạn và 5 cầu đặc biệt) và 11 nhà ga. Khối lượng tổng thể gói thầu đã đạt trên 55%. Trong ảnh là đoạn tuyến đường sắt trên cao chạy qua nút giao thông Cát Lái, băng qua cầu Rạch Chiếc sang địa phận quận 9 và quận Thủ Đức.
Đoạn đầu thuộc địa bàn hai quận này cũng đã hoàn thành lắp dầm, thi công ga Phước Long.
Hạng mục đường trên cao của tuyến metro số 1 phần lớn chạy song song cách một đoạn với tuyến đường cửa ngõ phía đông TP.HCM nên không ảnh hưởng nhiều đến nạn ùn tắc giao thông.
17,1 km cầu cạn hiện được thi công bằng biện pháp lao lắp trên hệ đà giáo di động với 3 mũi thi công. Theo Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM, các dầm cầu cạn (dầm giản đơn) có khẩu độ điển hình 35 m (một số dầm có khẩu độ ngắn hơn) sẽ được phân chia thành 13 đốt dầm gồm 2 đỉnh trụ dài 1,7 m và 11 đốt giữa dài 2,8 m.
Các đốt dầm dài 11,1 mét, chiều rộng đáy dầm 9,5 mét, cao 2 mét, trọng lượng lớn nhất khoảng 42 tấn/tấm. Riêng dầm chữ U dài 35 m, trọng lượng 500 tấn, khá thẩm mỹ, thanh mảnh. Hai cánh dầm dùng làm tường chắn ồn.
Dãy dài đường metro trên cao từ ngã tư Thủ Đức đến nút giao thông Trạm 2 đi qua nhà máy nước Thủ Đức.
Đoạn đường này được thiết kế uốn lượn theo địa hình. Tại đây sẽ có ga nằm ở vị trí thấp thuộc Khu công nghệ cao.
Tuyến đường sắt trên cao chạy qua Khu công nghệ cao (quận 9 và địa bàn quận Thủ Đức).
Băng qua nút giao thông trạm 2 và giao cắt với quốc lộ 1A. Sau khi hoàn thành khu vực này sẽ có nút giao thông 3 tầng đầu tiên của TP.HCM.
Ga Suối Tiên đang được thi công tầng trên.
Từ ga Suối Tiên, tuyến metro sẽ chạy một đoạn dài gần 1 km băng qua quốc lộ 1A hướng về bãi Depot Long Bình (quận 9).
Nhà ga bên bến xe Miền Đông đang được thi công phần trụ. Còn gói thầu xây dựng ga Nhà hát Thành phố và Ba Son (quận 1) cũng đang được thi công gấp rút.
Sơ đồ tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên. Ảnh: Google Maps.
Sơ đồ tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên. Ảnh: Google Maps.
Dự án tuyến đường sắt đô thị metro Bến Thành - Suối Tiên (tuyến số 1 của TP.HCM, tổng vốn 2,49 tỷ USD) dài gần 20 km đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức và huyện Dĩ An (Bình Dương). Trong đó, công trình có khoảng 2,6 km đi ngầm (3 nhà ga) và hơn 17 km trên cao (11 nhà ga).
Công trình khởi công từ tháng 8/2012 với tốc độ khá nhanh, được kỳ vọng sẽ đưa vào sử dụng trước vào năm 2018 phần 17 km đường trên cao, sớm hơn 3 năm so với kế hoạch.