Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2019

Triển lãm tác phẩm nghệ thuật bảo vệ môi trường làm từ 160.000 ống hút nhựa gom từ khắp các đường phố Việt Nam

Theo tổ chức Ellen MacArthur, tới năm 2050 rác thải nhựa sẽ nhiều hơn cá ở các đại dương. Tại Việt Nam, mặc dù dân số cả nước chỉ chiếm 1,26% dân số toàn cầu nhưng chịu trách nhiệm 6% rác thải nhựa đổ về đại dương .


Chiều 25/1, tại Tp.HCM, Starbucks Vietnam, Zero Waste Saigoi và Keppel Land cùng hợp tác giới thiệu tác phẩm nghệ thuật sắp đặt làm từ 160.000 ống hút nhựa, được thiết kế bởi nghệ sĩ Von Wong với tên gọi "The Parting of the Plastic Sea" (tạm dịch: Rẽ Sóng Biển Nhựa).

Tác phẩm nghệ thuật nhằmnâng cao nhận thức về tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường và để khuyến khích cộng đồng hạn chế tiêu thụ đồ nhựa dùng một lần.

Theo thống kê, mỗi năm có 8 triệu tấn nhựa được thải ra môi trường và chỉ có khoảng 9% trong số đó được tái chế , ¼ cá trong đại dương chứa hạt nhựa. Đây là những con số rất đáng lo ngại về rác thải nhựa tác động đến môi trường sống. Rõ ràng nhựa không hề rẻ và cái giá của nó tác động đến môi trường theo các chuyên gia, thực sự "đắt".

Theo tổ chức Ellen MacArthur, tới năm 2050 rác thải nhựa sẽ nhiều hơn cá ở các đại dương. Tại Việt Nam, mặc dù dân số cả nước chỉ chiếm 1,26% dân số toàn cầu nhưng chịu trách nhiệm 6% rác thải nhựa đổ về đại dương .

Những hình ảnh tác phẩm nghệ thuật sắp đặt lớn nhất thế giới được làm từ hơn 160.000 ống hút nhựa thu gom từ khắp các đường phố Việt Nam.


Nghệ sĩ Von Wong cho rằng: “Tôi tin rằng mỗi người trong chúng ta đều có khả năng tác động tích cực đến thế giới bằng hành động của chính mình. Tôi hy vọng tác phẩm sắp đặt này có thể trở thành một công cụ mà bất cứ ai cũng có thể sử dụng để khuyến khích người khác từ chối chiếc ống hút tiếp theo mà họ được cung cấp. Nếu đứng riêng lẻ, những chiếc ống hút trong tác phẩm này chỉ đại diện cho một bi kịch


Tác phẩm nghệ thuật nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường và để khuyến khích cộng đồng hạn chế tiêu thụ đồ nhựa dùng một lần. Credit: Anna Tenne


Tác phẩm sắp đặt này được làm hoàn toàn từnhững bao bì nhựa đã qua sử dụng, cùng với những ống hút được thu thập từ khắp đường phố Việt Nam thông qua sự giúp đỡ của các tình nguyện viên, bao gồm các trường học như British International School, American International School và the German School, cũng như các cộng sự (nhân viên) của Starbucks. Credit: Anna Tenne


Với mục đích gây ngạc nhiên và truyền tải thông điệp về môi trường đến với mọi người, tác phẩm này hy vọng mang đến công chúng một diễn giải thị giác cho sự kết nối giữa việc sử dụng nhựa của con người với những mối nguy mà nó gây ra cho đại dương.


Bà Patricia Marques, Tổng giám đốc Starbucks Việt Nam chia sẻ. “Chúng tôi rất tự hào được là một phần của dự án này để cùng với đối tác kinh doanhđưa dự án trở thành hiện thực". Credit: Anna Tenne


Julia Mesner, nhà sáng lập của Zero Waste Saigon chia sẻ: “Nói không với ống hút nhựa là cách mà mỗi người có thể có tác động tích cực trong việc bảo vệ môi trường. Ống hút nhựa là một trong những chất thải vô dụng nhất vì nó không cần thiết cho hầu hết mọi người. Credit: Anna Tenne


Thông điệp của tác phẩm: "Vui lòng hạn chế sử dụng ống hút nhựa.” Credit: Anna Tenne