Thứ Tư, 20 tháng 6, 2018

Ung thư phổi gây tử vong số 1: Những dấu hiệu cảnh báo sớm tuyệt đối không nên "lờ đi"

Bệnh ung thư phổi hiện có tỉ lệ mắc bệnh tử và tử vong cao nhất trong nhóm bệnh ung thư. Thậm chí cũng gây tử vong cao ở phụ nữ. Đừng bỏ qua những lời khuyên quan trọng sau đây.







Một cuộc điều tra mới nhất ở Trung Quốc về nguyên nhân tử vong do ung thư, bệnh ung thư phổi đã nhanh chóng leo lên vị trí thứ nhất, thay thế bệnh ung thư gan tại Trung Quốc.


Mỗi năm, tại nước này có tới ¼ số người chết vì ung thư phổi trên tổng các ca bệnh chết do ung thư. Trong đó, tỉnh Quảng Châu có tỉ lệ tử vong vì ung thư phổi cao nhất Trung Quốc.


Tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi ở phụ nữ đứng vị trí số 1


Các chuyên gia cho biết, tỷ lệ mắc ung thư phổi đứng đầu trong nhóm bệnh ung thư ác tính, đặc biệt, tỷ lệ mắc ung thư phổi ở phụ nữ ngày càng tăng, từ vị trí thứ 3 lên vị trí thứ nhất, Tình hình mắc bệnh ở nam giới đã đi vào xu hướng ổn định mặc dù tỷ lệ nam giới ung thư phổi vẫn đứng đầu danh sách.


Điều may mắn là, trước đây do điều kiện điều trị hạn chế, bệnh nhân giai đoạn giữa và cuối thường có thời gian sống rất ngắn, chất lượng sống rất thấp thì ngày nay, dưới sự phát triển của khoa học kỹ thuật, thiết bị điều trị đã giúp bệnh nhân giảm bớt sự đau đớn.


Nhiều bệnh nhân tích cực phối hợp điều trị đã nhận được những kết quả tiến triển khả quan, hồi phục nhanh hơn, góp phần làm giảm gánh nặng chữa bệnh cho gia đình và xã hội.


Sau khi bệnh nhân được điều trị tâm lý thì họ đã có sự cởi mở hơn, từ đó có những đóng góp chung cho cộng đồng để cùng nhau tuyên truyền, tăng sự hiểu biết và phòng ngừa bệnh cho cộng đồng.




Bệnh nhân thường bỏ qua các triệu chứng ở giai đoạn đầu


Trong cuộc phỏng vấn, chuyên gia cho rằng, điều đáng tiếc nhất là bệnh nhân ung thư thường dễ bỏ qua các triệu chứng cảnh báo bệnh trong giai đoạn sớm. Đây là giai đoạn bệnh đang ở trong điều kiện dễ dàng để kiểm soát.


Vì vậy, khi phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn (từ khoảng giai đoạn giữa và giai đoạn cuối) thì tình hình điều trị sẽ trở nên phức tạp và khó khăn, không có lợi cho người bệnh.


Trên thực tế, bệnh ung thư phổi nếu sớm được phát hiện, sớm được điều trị thì càng có lợi cho công việc của bác sĩ và sức khỏe của bệnh nhân, thời gian sống sau khi bị ung thư cũng sẽ dài hơn.


Theo các chuyên gia, các triệu chứng điển hình của bệnh ung thư phổi là ho khan không đờm, ho mãn tính, ho ra máu, khó thở, đau ngực, viêm phế quản, viêm phổi tái phát, sút cân không rõ nguyên nhân và mất cảm giác ngon miệng.


Nhóm người có nguy cơ cao do tiền sử gia đình (trong nhà có người từng bị ung thư phổi) nên đến bệnh viện để theo dõi thường xuyên, cần tiến hành kiểm tra hàng năm hoặc nửa năm một lần.


Đối với bệnh nhân bị viêm quanh khớp vai không thể phục hồi, các chuyên gia khuyên rằng nên thực hiện chụp X quang ngực sớm để xác định và chẩn đoán, chẩn đoán sớm có thể tránh được những hiểm họa về sau. Đây cũng là điều các chuyên gia nhấn mạnh rằng, mỗi người không nên coi nhẹ tính mạng của mình.


Ngoài ra, để phòng bệnh hiệu quả, chúng ta nên xem xét đến những yếu tố nguy cơ diễn ra thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày có thể tấn công sức khỏe.




Thuốc lá là "kẻ giết người số một"


Theo các chuyên gia, yếu tố nguy cơ cao đầu tiên của ung thư phổi là hút thuốc lá, nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi ở những người hút thuốc cao gấp nhiều lần so với người không hút thuốc.


Nhưng bạn có thể sẽ đặt câu hỏi, tại sao những người hút thuốc rất nhiều có thể vẫn bình yên vô sự?


Theo các chuyên gia, điều này là bởi vì chỉ có 20% nicotin được cơ thể hấp thụ trong quá trình hút thuốc, và nó sớm được thải độc ra ngoài cùng với nước tiểu. Tuy nhiên, đừng đánh giá nicotine là vô hại đối với cơ thể con người.


Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nicotine được hấp thụ nhanh chóng bởi các mô cơ thể, theo thời gian, sẽ làm cho người hút thuốc có sự phụ thuộc vào nicotin, gây ra nghiện. Do đó, sự phụ thuộc nicotine sẽ khiến cơ thể người bị tác động và dễ dàng mắc các bệnh mãn tính.


Về vấn đề này, các chuyên gia đã cảnh báo công chúng nói chung rằng, muốn phòng bệnh hiệu quả, hãy thực hiện các lời khuyên sau đây:


Trước hết hãy nên bỏ thuốc lá để ngăn ngừa nguy cơ gây ra ung thư phổi


Thứ 2 là nên giảm việc sản xuất chế biến hoặc nấu ăn với các món dầu mỡ tạo ra khói dầu trong phòng.


Thứ 3 là nên ăn nhiều hơn các loại rau tươi, trái cây, các loại củ như cà rốt, củ cải chứa carotenoid và các thực phẩm khác.


Ngoài ra, chú ý việc làm lưu thông gió trong nhà nên được đảm bảo đầy đủ và thường xuyên.


Cuối cùng, nên đặc biệt chú ý đến việc chẩn đoán và điều trị bệnh phổi mãn tính, khám và chẩn đoán sớm nếu có những dấu hiệu cảnh báo như đã nêu trên.




Ung thư phổi: Nguyên nhân gây bệnh và dấu hiệu nhận biết sớm