Dù đã quen mặt nhưng công nghệ VAR vẫn khiến nhiều người cảm thấy không đồng tình và dành nhiều thiện cảm trong đợt World Cup lần này.
Có lẽ hiện tại thì ai cũng đã dần quen mặt với VAR - công nghệ trọng tài video đang tham gia hỗ trợ tại World Cup 2018 rồi. Dù với kéo dài được 1 tuần nhưng quả thật, nhiều luồng ý kiến trái chiều đã được đưa ra về sự hiện diện của công nghệ này trong bóng đá nói chung và World Cup nói riêng.
Phần thì cho rằng VAR sẽ giúp đem đến một bóng đá công bằng và minh bạch hơn, không lo mập mờ và bất công như trước. Dù vậy, một số khác vẫn không thích VAR vì tính chất cứng nhắc, đè bẹp tính cảm xúc truyền thống của bóng đá. Trong số đó có cựu chủ tịch FIFA - ông Sepp Blatter.
Ông Sepp Blatter.
Kể cả khi chính FIFA đã đưa VAR vào World Cup chính thức, Blatter vẫn không mấy mặn mà với quyết định của đội ngũ tiếp bước điều hành của mình: "Với góc nhìn từ một người đam mê bóng đá thực thụ, tôi nghĩ rằng áp dụng công nghệ đó vào bóng đá là quá vội vã."
"Hầu hết các trọng tài hiện tại đều chưa làm quen hoàn toàn với cách hoạt động khi có VAR can thiệp trong trận đấu. Các giải thông thường đã thế, nay lại ứng dụng luôn vào World Cup, có vẻ như nó không khôn ngoan một chút nào cả. Tôi thấy cực kỳ khó chịu về điều này, và nhiều khán giả xem bóng đá khác cũng vậy," chia sẻ từ vị cựu chủ tịch FIFA 82 tuổi.
Phòng điều hành VAR.
Tính đến thời điểm này, đã có những tình huống khá nhạy cảm, thậm chí mang đậm dấu ấn quyết định thắng thua của một đội bóng tại World Cup được VAR hỗ trợ thực hiện, chẳng hạn như bàn thắng của Griezmann cho Pháp , hay trận đấu mà Brazil hòa trước đối thủ . Tuy vậy, đó cũng là những bàn thắng và tình huống khiến người xem bất ngờ, đồng thời gây tranh cãi khá nhiều, dù cho mọi công đoạn phân tích và xử lý dữ liệu ghi hình của VAR luôn được minh bạch và công khai đầy đủ.
Bên cạnh góc nhìn về VAR, nhiều cá nhân cũng bày tỏ quan ngại và phân vân về dự định mới của FIFA khi tăng tổng số đội bóng được quyền vào vòng bảng World Cup lên 48 đội vào năm 2026 - trong khi hiện nay là 32 đội.
NPQM
Trí Thức Trẻ