Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2016

John McCarthy - Cha đẻ thực sự của trí tuệ nhân tạo

Ông được vinh danh như cha đẻ của ngành này không chỉ bởi là người mở ra ngành này, mà còn vì sự đóng góp lâu dài của ông cho sự phát triển của nó trong suốt nửa thế kỷ.

    John McCarthy - Cha đẻ thực sự của trí tuệ nhân tạo
    Lịch sử luôn không làm mọi thứ dễ dàng cho các thiên tài. Khi John McCarthy (1927-2011) sinh ra trong một gia đình người nhập cư châu Âu bình thường tại Boston vào ngay đêm trước của cuộc Đại Suy thoái, hầu như không ai có thể tin rằng thần đồng này sẽ trở thành người kế nhiệm xứng đáng cho Alan Turing.
    Thể trạng yếu đuối của em trai John đã làm cả gia đình McCarthy, sau khi đi lang thang trên khắp cả nước để tìm các cơ hội việc làm, phải tới định cư tại Los Angeles. Chính tại nơi đây, John, một thiếu niên xuất sắc trong môn Toán đã được tiếp xúc với ViệnCông nghệ California, Caltech, và tự học môn toán của cấp đại học từ những quyển sách giáo khoa cũ đi mượn.
    Người cha đẻ tương lai của trí tuệ nhân tạo luôn cố gắng học tập trong khi vẫn làm việc như một thợ mộc, một ngư dân và một nhà phát minh (một trong số các phát minh của ông là máy ép cam thủy lực) để giúp đỡ gia đình. Khi ông chính thức gia nhập Caltech để học toán, việc tự học đã cho phép ông có thể bỏ qua hai học kỳ đầu tiên.
    Ông tốt nghiệp năm 1948 và nhận được bằng tiến sĩ cũng trong cùng lĩnh vực đó vào năm 1951 tại Princeton. Cho đến lúc này, sự nghiệp của McCarthy vẫn chỉ nhanh hơn một chút so với bình thường, nhưng ông đã có sẵn trong đầu mình một nỗi ám ảnh vĩ đại: trí tuệ nhân tạo.
    Vào năm 1956, John đã tổ chức Hội nghị Dartmouth huyền thoại, nơi lần đầu tiên ông đưa ra thuật ngữ “trí tuệ nhân tạo” trong bài phát biểu của mình, định nghĩa nên ngành khoa học và kỹ thuật cho việc tạo ra các cỗ máy nhân tạo thông minh. Tại đây, ông đã thiết lập nên các mục tiêu mà sau đó ông đã theo đuổi trong suốt sự nghiệp của mình:
    Nghiên cứu này sẽ được tiến hành trên cơ sở rằng, về cơ bản, mọi khía cạnh của việc học hay mọi đặc tính của trí tuệ đều có thể được mô tả một cách chính xác đến nỗi bạn có thể tạo ra một cỗ máy mô phỏng lại chúng.”
    Một huyền thoại cho các lập trình viên và hacker
    Các văn bản ban đầu đã cho rằng Marvin Minsky và Claude Shannon, hai nhà khoa học có uy tín là người khai sinh ra trí tuệ nhân tạo, cho dù họ đã sớm từ bỏ việc nghiên cứu lĩnh vực này để chuyển sự chú ý của mình sang lý thuyết điện toán và toán học. Tuy nhiên, McCarthy được ghi nhận là cha đẻ của trí tuệ nhân tạo, không chỉ bởi ông là người mở ra ngành này và chuyển nó thành một lĩnh vực nghiên cứu mới, mà còn vì sự đóng góp của ông khi tiếp tục cung cấp dấu hiệu cho sự phát triển của nó trong nửa thế kỷ sau đó.
    Ảnh chụp John McCarthy năm 2006, 5 năm trước khi ông qua đời.
    Ảnh chụp John McCarthy năm 2006, 5 năm trước khi ông qua đời.
    Trong những năm tiếp theo, ông McCarthy đã tận tụy gieo mầm cho các phòng thí nghiệm về trí tuệ nhân tạo trong các trường đại học tốt nhất, một công việc đã mang lại kết quả như ngày nay. Ông có một niềm lạc quan và một sự tin tưởng không thể lay chuyển được rằng ông có thể làm cho máy móc suy nghĩ được.
    Tốc độ và dung lượng bộ nhớ của các máy tính ngày nay có thể đủ để mô phỏng nhiều chức năng phức tạp của bộ não người, nhưng trở ngại chính không nằm ở việc thiếu dung lượng của máy móc, mà nằm ở sự bất lực của chúng ta để viết các chương trình có thể tận dụng những gì chúng ta có.” Ông đã đi đến kết luận đó trong những năm qua.
    Ông đã tự tìm giải pháp cho vấn đề của mình, và tạo ra Lisp, ngôn ngữ lập trình cao cấp có tuổi đời nhiều thứ hai từng tồn tại cho đến nay. Lisp là một trong những ngôn ngữ lập trình ưa thích của các tin tặc vào thời kỳ đầu, khi họ cố gắng làm những chiếc máy tính nguyên thủy của IBM chơi được cờ vua. Có lẽ đây là lý do chủ yếu tại sao ngôn ngữ này rất được tôn trọng trong hệ thống cấp bậc của các lập trình viên.
    Hệ thống này rất cần thiết cho một đóng góp vĩ đại khác của ông McCarthy: ý tưởng về việc phân chia thời gian điện toán, còn được biết đến dưới cái tên, điện toán đa năng. Trong một thời đại mà các máy tính cá nhân dường như là một câu chuyện khoa học viễn tưởng, John đã phát minh ra lý thuyết về một siêu máy tính tập trung, mà nhiều người có thể kết nối cùng lúc. Đây chính là một trong những trụ cột cho việc tạo ra Internet trong tương lai.
    Mắc kẹt trong bài thử nghiệm Turing
    Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực của ông, hệ thống này không giúp McCarthy đạt được mục tiêu thực sự của mình: một chiếc máy tính có thể vượt qua được bài kiểm tra Turing. Theo đó, khi một người đặt câu hỏi qua màn hình máy tính, và nếu anh ấy không thể xác định liệu đó là một con người hay máy tính đang trả lời, đó là trí tuệ nhân tạo tuyệt đối, một điều cho đến nay chưa máy tính nào làm được.
    Ông ấy tin rằng trí tuệ nhân tạo bao gồm việc tạo ra một cỗ máy có thể thực sự tái tạo lại trí tuệ con người.” theo nhà nghiên cứu Daphne Koller, tại Phòng thí nghiệm AI của Đại học Stanford (California), nơi McCarthy từng làm việc trong gần 40 năm. Vì vậy, nhà khoa học máy tính này đã bỏ qua hầu hết các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo hiện tại đang được phát triển, vốn được phát triển dành riêng cho các máy tính để bắt chước hành vi, nhưng không có khả năng học.
    Gần đến cuối giai đoạn nghiên cứu trong sự nghiệp của mình, vào năm 1978, ông McCarthy đã phải từ bỏ ý tưởng thuần túy của mình về trí tuệ nhân tạo. “Để thành công, trí tuệ nhân tạo cần 1,7 Einsteins, 2 Maxwells 5 Faradays và nguồn tài trợ bằng 0,3 dự án Manhattan.” Ông thừa nhận một cách cay đắng.