Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

Cùng là áo sơ mi, tại sao cúc áo của đàn ông luôn đóng ngược chiều với phụ nữ?

Đã bao giờ bạn tự hỏi việc đặt cúc áo có cần quy tắc gì không? Và vì sao lại phải như vậy chưa?

 nhỉ?Cùng là áo sơ mi, tại sao cúc áo của đàn ông luôn đóng ngược chiều với phụ nữ?
Áo của đàn ông và phụ nữ không chỉ khác nhau về cách cắt may, mà còn về vị trí của hàng cúc áo nữa: đối với người mặc, áo của đàn ông có cúc nằm bên phải, trong khi áo của phụ nữ lại có cúc nằm bên trái.
Có nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích cho sự khác biệt này, nhưng chung quy tất cả đều là do "dấu tích" của xã hội cũ để lại.
Chúng ta hãy bắt đầu với áo của đàn ông: cúc áo nằm trên vạt áo bên phải.
Lý giải phổ biến nhất là quần áo nam giới, nhất là những người giàu có, thường phải có chỗ cho vũ khí.
Vì hầu hết đàn ông cầm kiếm bên tay phải nên sẽ tiện hơn nếu họ dùng tay trái để cởi cúc áo. Bạn có thể thấy bằng chứng của điều này trên các bức ảnh chân dung phổ biến ở thế kỷ 19.
Chúng ta cũng có thể coi hàng cúc bên phải là một chứng tích của thời chiến.
Để đảm bảo mũi thương của kẻ thù không xuyên vào giữa hai vạt áo, chúng sẽ được chồng lên nhau từ trái sang phải vì khi luyện tập thì bên trái thường được che chắn bởi tấm khiên, và thường thì bên trái sẽ hướng về phía đối thủ. Và cho đến ngày nay điều này vẫn không thay đổi.
Như vậy ta đã khá rõ tại sao cúc áo của đàn ông lại nằm bên phải. Vậy còn cúc áo của phụ nữ nằm bên trái thì sao?
Có một giả thuyết: do trẻ nhỏ. Vì đa phần mọi người thuận tay phải nên các bà mẹ thường bế con bằng tay trái, để tay phải thảnh thơi làm việc khác. Do đó nếu phần vạt áo mở (tức không có cúc) nằm trên ở phía bên phải, họ sẽ dễ dàng kéo lên để cho con bú.
Một giả thuyết khác được đưa ra là: do những chú ngựa. Phụ nữ, nếu có cưỡi ngựa, thường ngồi 2 chân về cùng một bên, và thường là bên phải. Vì thế đặt hàng cúc áo/váy ở vạt áo bên trái sẽ làm giảm bớt (ở mức độ nào đó) luồng gió thổi vào vạt áo khi họ đang rong ruổi trên lưng ngựa.
Một giả thuyết nữa được đưa ra là: thời kỳ đầu của cách mạng công nghiệp (khi việc sản xuất quần áo được chuẩn hóa) lại trùng với lúc diễn ra phong trào đấu tranh của phụ nữ.
Người ta cho rằng các nhà sản xuất đã lợi dụng sự khác biệt về trang phục để nhấn mạnh sự khác biệt về giới. Khi đó, nút áo đặt bên này hay bên kia không còn là vì tính thực dụng nữa.
Tuy nhiên, giả thuyết có vẻ thuyết phục nhất được đưa ra là khi việc ăn mặc đang dần được chuẩn hóa thì nhiều phụ nữ không tự mặc trang phục cho mình, đặc biệt là những người giàu.
Vì các cúc áo khá đắt đỏ nên người hầu thường phải giúp các tiểu thư đài các cài/cởi cúc, và tất nhiên những người hầu này, cũng như đa phần những người khác, đều thuận tay phải.
Và tiếp đó, thời trang cũng có hướng phát triển và mở rộng của mình, nhìn chung là theo hướng từ giàu có đến bình dân.
Khi các loại cúc áo trở nên dễ chế tạo và rẻ hơn, có thể được dùng ở cả giới bình dân, thì chúng vẫn nằm phía bên trái vạt áo của những người phụ nữ vì như vậy họ có thể bắt chước phong cách của những người giàu có.