Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2016

Vụ Hồ sơ Panama: Ai là chủ thực sự của các công ty ma?

Vụ Hồ sơ Panama đang dần được đưa ra ngoài ánh sáng, thế nhưng vẫn còn đó hai câu hỏi lớn nhất còn sót lại, đó là: Ai là chủ sở hữu thực sự của các công ty ma và ai là người được hưởng lợi nhất sau vụ việc.

Một tuần trước đây, Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) với sự hợp tác của 107 tờ báo tại 76 quốc gia, đã chính thức công bố một lượng thông tin bí mật khổng lồ thuộc quyền sở hữu của công ty luật Mossack Fonseca liên quan tới hoạt động rửa tiền quy mô lớn, có ảnh hưởng tới hơn 140 chính trị gia và nhiều quan chức cấp cao trên thế giới.
Tuy nhiên cho tới nay, câu hỏi lớn nhất còn sót lại đó là: Ai mới là chủ sở hữu thực sự của các công ty "ma" được phát giác trong vụ việc lần này?
Đây cũng là câu hỏi được ông Patrick Fallon Jr, người đứng đầu nhóm chống tội phạm tài chính của FBI hướng tới. Ông cho rằng từ những công ty "ma" có liên quan, chúng ta cần khai thác được thông tin của các chủ sở hữu thực sự, chứ không phải là những thành phần bị tình nghi. Được biết danh sách này có thể được kéo dài thêm nữa sau khi các cơ quan chức năng tìm hiểu kỹ lưỡng hơn những tài liệu bị rò rỉ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin là người đầu tiên bị xướng tên trên các mặt báo ngay sau khi các thông tin đầu tiên về vụ việc được phát giác với khoản tiền 2 tỷ USD dính líu tới người bạn thân của ông. Chính quyền Trung Quốc thậm chí đã cố gắng chặn tất cả những thông tin liên quan trong vụ việc Panama tới quốc gia này. Thủ tướng Iceland Sigmundur Davíð Gunnlaugsson mất chức sau khi có tên trong danh sách của Hồ sơ Panama. Thủ tưởng Malta đang "lo sốt vó" trước quyết định bỏ phiếu của quốc hội. Thủ tưởng Anh David Cameron thừa nhận sở hữu cổ phần trong một công ty ở Panama do cha của ông thành lập.
Các cơ quan tình báo và tổ chức chống tội phạm đang trong quá trình làm rõ Hồ sơ Panama, để từ đây có được câu trả lời chính xác nhất, nhằm mục đích vạch mặt những hoạt động rửa tiền ở các thiên đường thuế quan và trừng phát đích đáng các nhân vật chủ chốt.
Liệu Mỹ có liên quan gì tới vụ rò rỉ thông tin tại Panama? (Ảnh minh họa)
Liệu Mỹ có liên quan gì tới vụ rò rỉ thông tin tại Panama? (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên mới đây trong giới chính trị gia lại dậy sóng về những suy đoán về việc ai có thể là thủ phạm đánh cắp dữ liệu này và động cơ nào để ai hoặc tổ chức này làm như vậy, dù rằng đây vẫn còn là đề tài nhạy cảm.
Trong một diễn biến mới đây khi được hỏi về các vấn đề liên quan tới vụ Hồ sơ Panama, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gây bất ngờ khi liên tục làm chệch hướng các câu hỏi của phóng viên xoay quanh các phản ứng của dư luận trong vụ Hồ sơ Panama, bất chấp đây là một vụ việc mang tiếng vang lớn và khiến cả thế giới phải chấn động.
Điều này không thể không làm dấy lên nghi vấn từ các chính trị gia và tổ chức tình báo trên thế giới, về việc liệu rằng Mỹ có liên quan giờ tới vụ việc này hay không.
Một điểm đáng nghi ngờ mà bất cứ ai cũng thấy, đó là trong Hồ sơ Panama nêu danh toàn bộ những kẻ đáng gai mắt đối với chính quyền Mỹ, mà lại hầu như không có công dân, quan chức cấp cao hay các thành viên của chính phủ Mỹ. Mặt khác, nước này cũng nằm trong số những quốc gia tích cực nhất trong công cuộc ủng hộ lấp lại các lỗ hổng về tiền tệ ở hải ngoại, mà Panama là mục tiêu đầu tiên.
Trên thực tế, Bộ Tư pháp đang trong quá trình xem xét Hồ sơ Panama một cách kỹ lưỡng, nhằm mục đích tìm ra các liên kết tiền tệ tới Mỹ, cũng như các mối liên quan tới hệ thống tài chính của đất nước này. Thế nhưng dường như nước Mỹ vẫn đang minh bạch một cách "bất thường" trước các nghi vấn tới từ "vũng lầy" Hồ sơ Panama, trong khi nhiều nhà chính trị gia từ hàng loạt các quốc gia như Nga, Ukraine, Malaysia, Ả rập Xê út, Anh, Áo, Úc, Hà Lan, Iceland, Ấn Độ,... đang khốn đốn vì nằm trong diện nghi vấn.
Do vậy, điều gì sẽ xảy ra nếu như tổ chức thực thi vụ hack chính là NSA, hay một cơ quan tình báo của Mỹ là tác nhân trực tiếp khiến thông tin bị rò rỉ? Và liệu rằng điều này có thay đổi quan điểm của các nhà báo và cơ quan pháp lý về tính minh bạch của Hồ sơ Panama hay không? Vẫn còn quá nhiều bí mật đứng sau vụ án thế kỷ mà chúng ta chưa thể, hoặc không thể thấy được "nửa tối" của nó.
Nguyễn Nguyễn