“Việt Nam là một tấm gương thành công về phát triển từ một trong những nước nghèo nhất, trong 30 năm qua. Việt Nam đã duy trì được tốc độ tăng trưởng hàng năm ở mức gần 7% và đã áp dụng các chương trình mục tiêu giúp hàng chục triệu người thoát khỏi cảnh nghèo cùng cực”, ông Jim Yong Kim, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới cho biết.
Làm thế nào để đưa Việt Nam trở thành một nước thu nhập trung bình cao trong vòng 2 thập kỉ tới? Nếu thực hiện cải cách, các chuyên gia Ngân hàng Thế giới dự báo thu nhập bình quân là hơn 7000 USD trong năm 2035. Các chuyên gia cho rằng Việt Nam cần xây dựng khu vực tư nhân có khả năng cạnh tranh, thực hiện quá trình đô thị hoá một cách hiệu quả, khuyến khích sáng tạo và tận dụng các cơ hội thương mại mới mở ra nhằm thực hiện cải cách trên qui mô lớn.
Báo cáo Việt Nam 2035, do Chính phủ Việt Nam và Nhóm Ngân hàng Thế giới cùng thực hiện, đề ra những biện pháp cải cách chủ yếu nhằm giúp Việt Nam – một nước thu nhập trung bình thấp - phát triển kinh tế, nâng cao công bằng xã hội, và xây dựng được một nền quản trị hiện đại trong vòng 2 thập kỉ tới. Để đạt được mục tiêu đầy tham vọng là trở thành nước thu nhập trung bình cao, Việt Nam cần duy trì mức tăng trưởng tối thiểu 7% mỗi năm, để nâng mức thu nhập trung bình lên trên 7.000 USD vào năm 2035 – khoảng 18.000 USD nếu tính theo sức mua tương đương - so với 2.052 USD năm 2014 – khoảng 5.370 USD tính theo sức mua tương đương.
Theo ông Jim Yong Kim, báo cáo Việt Nam 2035 thể hiện rõ nét mong muốn của lãnh đạo Việt Nam muốn đưa đất nước trở thành một quốc gia hiện đại, công nghiệp hoá sau một thế hệ.
Việt Nam 2035: Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ |
Tin bài liên quan
-
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: “Hãy để Việt Nam trở thành mảnh đất đáng sống”
-
World Bank: “4 tỉ người trên thế giới chưa biết đến Internet“
-
World Bank: Tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại
-
World Bank dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 6,6% năm 2016