Thứ Ba, 30 tháng 4, 2019

Không có mặt trong danh sách Forbes nhưng một doanh nhân tự nhận mình là một trong những người "giàu có" nhất Việt Nam

Ông Nguyễn Công Bình, Tổng giám đốc Adam Khoo Education Việt Nam từng trả lời phỏng vấn: Vốn của tôi là kiến thức 12 cấp độ của "Năng đoạn kim cương". Tôi là một trong những người "giàu có" nhất Việt Nam.



Kiếm tiền là mục tiêu thấp nhất của cuộc đời

Nguyễn Công Bình là anh cả trong gia đình có 4 anh em và sớm phải mưu sinh. Nhờ nỗ lực của bản thân, năm 1999, ông được bảo lãnh vào làm tại VOSCO – công ty vận tải biển lớn nhất Việt Nam bấy giờ.


Từ vị trí nhân viên, ông Bình nhanh chóng thang tiến lên vị trí giám đốc vùng của 1 công ty Nhật Bản chuyên về cung cấp máy móc thiết bị hàng hải của Nhật tại Việt Nam. Từ một người chật vật lo toan về tiền bạc, anh dần ổn định cuộc sống. Đến năm 2010, ông Bình lập công ty riêng. Trong quá trình mày mò tìm hiểu chương trình học cho con, vị doanh nhân này quyết định đầu tư mở trường học về tư duy và sau này là trường dạy kỹ năng Adam Khoo Education Việt Nam.


Adam Khoo Education Việt Nam phát triển trên 3 lĩnh vực: kỹ năng, tư duy và tâm hồn. Điểm giao thoa giữa 3 lĩnh vực này là sự phát triển toàn diện của mỗi người."Năng đoạn kim cương" (DCI) là phần nội dung phát triển vượt bậc nhất.


"Trước đó, tôi chỉ làm việc vì động cơ kiếm tiền. Đến chừng mực nào đó thì mình bắt đầu đủ đầy, tôi bắt đầu muốn làm điều gì có ý nghĩa cho xã hội", ông Bình chia sẻ với tạp chí Doanh nhân mục đích làm việc của mình. Tuy nhiên sau khi tiếp cận với những kiến thức Adam phát triển tâm hồn, ứng dụng nhân quả trong cuộc sống để cuộc sống mình vui vẻ, cân bằng, hạnh phúc hơn của "Năng đoạn kim cương", ông Bình đã thay đổi.


Lúc trước, khi chưa biết đến "Năng đoạn kim cương" thì ông Bình không hiểu nên phải tự làm tự mò mẫm, tự vừa làm vừa trải nghiệm và phải trả giá trong một thời gian rất dài.


Tuy nhiên sau đó vị doanh nhân này đã hiểu làm cách nào để tìm ra đam mê, làm cách nào để tìm ra tài năng, tìm ra mục đích sống của mình. Theo ông Bình, khi mình tìm ra những điều đó thì tự dưng mọi thứ sẽ tới mà không cần phải tính toán quá nhiều.


"Năng đoạn kim cương" giúp con người thực hiện 5 mục tiêu của cuộc đời mà tiền chỉ là 1 trong 5 mục tiêu đó. Kiếm tiền là mục tiêu thấp nhất của cuộc đời, là level 1 trong "Năng đoạn kim cương".


"Vốn của tôi là kiến thức 12 cấp độ của "Năng đoạn kim cương". Tôi là một trong những người "giàu có" nhất Việt Nam", ông Bình tự nhận.


Phần lớn những người trước khi học "Năng đoạn kim cương" thì làm ngược: họ muốn có tự do tài chính, khi tiền bạc đầy đủ họ mới lập gia đình, lập gia đình xong mới quan tâm đến sức khỏe của họ. Về già mới đi chùa, đi nhà thờ để thấy bình an, sau đó mới đóng góp cho xã hội.


Khi học "Năng đoạn kim cương", bạn sẽ làm ngược lại. Nếu làm điều gì đó giúp cho xã hội (gieo hạt) thì tâm bạn an, khi tâm bạn an bạn có sức khỏe, khi bạn là người có tâm, bạn bình an, bạn có sức khỏe thì nhiều người muốn chơi với bạn, nhiều người đến với bạn và với nhiều mối quan hệ tốt thì tiền bạc sẽ đến.


"Năng đoạn kim cương" nói về gì?


Tác giả Michael Roach của "Năng đoạn kim cương" là một cựu sinh viên đại học Princeton và một vị sư Phật giáo. Sau khi ra trường, ông đã dành 7 năm để nghiên cứu những trí tuệ cổ xưa của dòng Phật giáo Tây Tạng.


Cuốn sách này kể về cách mà tác giả đã xây dựng doanh nghiệp của mình, sử dụng các nguyên tắc được giác ngộ từ những lời dạy của Đức Phật trong quá trình ra quyết định của mình.


Năng đoạn nghĩa là có thể chặt ra được, kim cương "theo cách hiểu của người Tây Tạng xưa, biểu hiện một năng lực tiềm tàng trong tất cả các sự vật: năng lực này thường trỏ đến sự "trống rỗng" (tính không)". Từ đó, cuốn sách muốn chỉ dẫn chúng ta "thâm nhập" vào sâu bên trong mình, để giải phóng những tiềm năng, khai phá năng lực tối hậu để có thể "chặt được cả kim cương" bằng sự thông tuệ.



"Năng đoạn kim cương" là cuốn sách được nhiều doanh nhân ưa thích lựa chọn để đọc và suy ngẫm.



Ông cho rằng có ba nguyên tắc chính mà ai ai cũng cần phải ghi nhớ.


"Nguyên tắc thứ nhất là việc kinh doanh phải thành công: tức là nó phải tạo ra tiền. Tại Mỹ và tại các nước phương Tây thì thành đạt là làm ra tiền, theo một cách nào đó thì đây là một sai lầm đối với những ai đang nỗ lực có một cuộc sống tâm linh.


Trong Phật giáo, tiền bạc tự nó không phải là xấu; thực ra, một người có nhiều tiền bạc có thể làm được nhiều việc thiện trên đời này hơn là không có nó. Vấn đề chính là chúng ta làm ra tiền bằng cách nào chúng ta có hiểu được tiền phát sinh từ đâu không và làm sao để tiền tiếp tục đến và chúng ta có giữ được một thái độ lành mạnh về tiền hay không.


Nguyên tắc thứ hai là chúng ta nên hưởng thụ tiền bạc; tức là chúng ta cần phải học cách giữ cho tinh thần và thân thể của chúng ta được lành mạnh trong khi chúng ta làm ra tiền.


Hoạt động tạo ra tài sản không được làm cho chúng ta quá mệt mỏi cả thể xác lẫn tinh thần đến nỗi chúng ta không thể hưởng thụ được tài sản. Một doanh nhân tàn phá sức khoẻ khi kinh doanh tức là làm tiêu tan mục đích thực sự của việc kinh doanh.


Nguyên tắc thứ ba là bạn phải quay nhìn lại sự nghiệp kinh doanh của bạn, cuối cùng và thành thật mà nói rằng bao năm làm kinh doanh của bạn đã có một ý nghĩa nào đó.


15 chương của cuốn sách trình bày lần lượt 3 nguyên tắc này bằng cách trích dẫn những lời dạy của Kinh Năng đoạn Kim Cương và kết hợp lời giải thích dễ hiểu của tác giả để áp dụng những trí tuệ cổ xưa này trong quản trị doanh nghiệp và cuộc sống.