Đây đều là những đặc điểm đặc trưng của người giả tạo và người chân thành, tìm hiểu ngay để không bị "ăn thịt lừa" nhé!
Đôi khi thật khó để có thể phân biệt 1 cách rõ ràng đâu là người thật lòng, đâu là người chỉ giả tạo, muốn lợi dụng bạn.
Nếu không muốn mình "bị dắt mũi" thì bạn nên chú ý đến những dấu hiệu này - bởi đó có thể chỉ ra bạn biết họ là kiểu người chân thành hay không thành thật.
1. Người giả dối chỉ tôn trọng những người có quyền lực và giàu có. Những người chân thành tôn trọng mọi người
Các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng, những người ích kỷ, sống không thật có xu hướng chỉ quan tâm đến lợi ích của bạn thân, mà không quan tâm nhiều đến suy nghĩ, tính cách những người xung quanh.
Trong khi đó, những người chân thành thường tôn trọng tính cách và đặc điểm của tất cả mọi người.
2. Những người giả dối muốn hưởng lợi từ mọi thứ xung quanh họ. Người tốt không bao giờ cố gắng dùng mánh khóe với người khác
Một người chân thành không bao giờ sử dụng các mánh khóe, vũ lực hay lời nói đe dọa để khiến mọi người làm những điều tốt cho mình.
Ngược lại, dù nhờ vả nhưng họ cũng quan tâm đến suy nghĩ, hạnh phúc, lợi ích của những người liên quan.
3. Người giả dối luôn khoe khoang. Người chân thành thì khiêm tốn
Những người chân thành thường không thích khoe khoang về thành tích của họ và cũng không muốn thu hút sự chú ý đến bản thân.
Và cách để bạn nhận diện 1 người không mấy thành thật đó là họ luôn tự hào về bản thân, khoe thành tích của mình làm được cho mọi người thấy và cảm thấy thích thú khi được khen ngợi.
4. Người giả tạo hay "bà tám". Người chân thành không ngần ngại thể hiện ý kiến chủ quan của họ
Chính ý chí mạnh mẽ, trung thực nên người chân thành thường thể hiện quan điểm của mình mà không co cúm, lén lút nói suy nghĩ của mình với người khác ở phía sau.
Bạn vẫn biết rằng, ý kiến của mỗi người có thể khác so với đa số nên cần phải có sự can đảm, dám đối mặt với đám đông - đó mới thể hiện sự chính trực ở người đó.
Đổi lại, người giả tạo có thói quen ngồi lê đôi mách, hay lan truyền tin đồn, không mấy đáng tin.
5. Người giả tạo thường hứa hẹn nhưng không thực hiện. Người chân thành luôn cố gắng giữ đúng lời hứa của họ
Việc không giữ đúng lời hứa, nói cho sang miệng... có thể làm tổn thương người xung quanh, những người quan tâm đến ta - và đó là điều 1 người chân thành không bao giờ muốn làm cả.
6. Người giả tạo chỉ tử tế khi họ cần gì đó. Người chân thành luôn quan tâm và sẵn sàng đáp ứng
Để đạt được mục đích của mình nên những người giả tạo có thể nhún nhường và trở nên tử tế, tỏ ra quan tâm và chịu thiệt một chút. Nhưng với người chân thành, họ luôn quan tâm và sẵn sàng giúp đỡ, đáp ứng lời nhờ của người khác.
Không những thế, những người này còn luôn biết ca ngợi và truyền cảm hứng cho người xung quanh nữa cơ.
Nguồn: Businessinsider