Thứ Hai, 1 tháng 1, 2018

IoT: Nhìn lại một năm phát triển tại Việt Nam


Năm 2017 đánh dấu sự bùng nổ các công nghệ IoT tại Việt Nam. Đã có nhiều sản phẩm và ứng dụng được đưa ra, nhưng dường như để IoT trở nên phổ biến trong tương lai gần thì lại là một câu chuyện khác.





Một trong những từ khóa nổi bật trong lĩnh vực CNTT trong năm 2017 chính là Internet of Things - hay còn gọi là IoT. IoT được nhắc tới liên tục tại các hội thảo khoa học công nghệ, diễn đàn kinh tế hay các chương trình đối thoại. Trong tuần lễ cấp cao APEC 2017 tại Đà Nẵng, một trong những chủ đề được bàn thảo nhiều nhất là liệu IoT có thay thế được lao động của con người.

Về cơ bản, IoT không thể thay thế con người nhưng IoT sẽ giúp tối ưu được sức lao động, giúp các công việc khó trở nên dễ dàng, giúp những việc nặng nhọc trở nên nhẹ nhàng hơn. Nói như vậy, không có nghĩa là con người sẽ dậm chân tại chỗ, mà khi đó con người phải trở nên thông minh hơn, hiểu biết hơn để có thể làm chủ được công nghệ.

Hiện nay ở Việt Nam đã có rất nhiều công ty đang tập trung phát triển giải pháp và sản phẩm công nghệ thông minh với nền tảng IoT. Có thể kể đến những cái tên quen thuộc và được thị trường dần đón nhận trong thời gian vừa qua như Lumi, BKAV SmartHome... Một điểm chung dễ nhận thấy ở các nhà cung cấp này là họ tập trung vào thiết bị nhà ở thông minh (Smart Home), hướng tới đối tượng khách hàng là những người sẵn sàng bỏ chi phí để tiện dụng hoá các hoạt động trong gia đình. Các sản phẩm này được đầu tư khá bài bản về mặt hình thức nhằm giúp cho căn nhà trở nên sang trọng hơn.

Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là liệu các giải pháp và sản phẩm này còn hiệu quả với các mô hình khác như văn phòng, toà nhà, các khu phức hợp… khi nhu cầu và cách thức sử dụng ở các đối tượng này là hoàn toàn khác nhau.

Được ra mắt trong năm 2017, Smart Monitoring and Controlling System (SMCS) do công ty Pente Technologies nghiên cứu và phát triển được coi là giải pháp công nghệ thông minh trên nền tảng IoT hoàn thiện nhất và có phạm vi ứng dụng rộng nhất trên thị trường hiện nay. SMCS là hệ thống tự động hỗ trợ quản trị từ môi trường nhỏ như trung tâm dữ liệu, văn phòng, nhà ở đến môi trường lớn và phức tạp như các tòa nhà cao tầng, khu phức hợp, nhà máy, khu công nghiệp... Với SMCS người dùng hoàn toàn làm chủ được toàn bộ hệ thống từ hạ tầng gốc đến các thiết bị ngoại vi , qua đó kiểm soát và vận hành các thiết bị, hệ thống một cách đơn giản, thuận tiện và an toàn hơn.



SMCS và các ứng dụng của giải pháp này không thay thế hoàn toàn con người trong việc vận hành và khai thác mà tập trung giúp tối ưu hoá các hoạt động nhằm tăng hiệu suất lao động, khả năng quản lý và tiết kiệm chi phí vận hành. Việc ứng dụng những công nghệ mới như điện toán đám mây, mobile applications với nền tảng xử lý mạnh mẽ giúp người dùng có thể truy cập và kiểm soát ở mọi nơi, mọi lúc qua kết nối Internet.



Hệ thống SMCS bao gồm Phần mềm quản trị, các thiết bị phần cứng và Mobile Apps (hiện đã có trên iOS và Android). Với 2 trụ cột chính là quản lý an ninh năng lượng và an ninh vật lý, SMCS có thể ứng dụng rộng rãi trong các Hệ thống năng lượng thông minh, Trung tâm dữ liệu (Datacenter) thông minh, Nhà thông minh, Văn phòng thông minh, An ninh và Bảo mật, Kiểm soát công nghiệp hay Nông nghiệp thông minh.

Khi bước vào kỷ nguyên số, các công ty chú trọng nghiên cứu và phát triển công nghệ như Lumi, BKAV hay Pente Technologies… sẽ có nhiều cơ hội hơn do dám đầu tư vào sản phẩm mới có tính sáng tạo và đón kịp xu thế phát triển công nghệ trên thế giới. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều thách thức như tính an toàn, bảo mật thông tin cho người dùng, tính ổn định của hệ thống trước những thay đổi và tấn công từ bên ngoài, sự cạnh tranh từ các hãng nước ngoài vốn dĩ đã quá nổi tiếng và có nguồn lực lớn, hay thậm chí là sự dè chừng của chính người sử dụng trước sản phẩm gắn mác Made in Việt Nam.

2018 được dự đoán sẽ tiếp tục là một năm phát triển mạnh mẽ của công nghệ IoT và các ứng dụng của nó. Tiềm năng và viễn cảnh thị trường khá lạc quan. Tuy nhiên, sản phẩm và giải pháp IoT phụ thuộc rất nhiều vào người dùng và công nghệ. Vì thế các nhà cung cấp hiện vẫn đang nỗ lực nghiên cứu và phát triển để tạo nên những trải nghiệm tốt nhất. Và các doanh nghiệp trong nước sẽ còn một chặng đường khá dài để đi đến đích và đưa công nghệ này rộng rãi vào cuộc sống.

A.D

Theo Trí Thức Trẻ