Thứ Tư, 14 tháng 9, 2016

Nike, Adidas thất thế trước Uniqlo ngay trong giải quần vợt danh giá nhất nước Mỹ

Nike mất hút tại U.S.Open do Federer không tham gia còn Nadal bị loại sớm. Trong khi đó, quần áo thể thao Nhật Bản đã thắng tuyệt đối ngay từ vòng bán kết.

Nike, Adidas thất thế trước Uniqlo ngay trong giải quần vợt danh giá nhất nước Mỹ
U.S.Open, những tay vợt hàng đầu thế giới quy tụ, những sân đầu tại New York hoa lệ, vinh quang làng banh nỉ thế giới – tất cả những thứ này thuộc sở hữu và là điểm nhấn của nền thể thao xứ Cờ hoa.
Thế nhưng sự hiện diện của những nhãn hiệu quần áo mà các tay vợt mặc trên người là thứ người Mỹ đã thua năm nay. Thay thế, đó là sự lên ngôi của các thương hiệu Nhật.
U.S.Open của người Nhật
U.S.Open vừa khép lại hôm qua và theo thống kê suốt cả giải đấu, sự xuất hiện của các thương hiệu quần áo thể thao Nhật Bản đã hoàn toàn áp đảo những ông lớn đình đám khác là Nike hay Adidas.
Hãy kể đến cặp đôi ở trận chung kết là tân vương Stan Wawrinka, giành ngôi vô địch sau khi đánh bại tay vợt số mốt thế giới Novak Djokovic. Quần áo của cả 2 tay vợt này đều được tài trợ bởi các hãng quần áo xứ Mặt trời mọc, với Wawrinka mặc áo Yonex và Djokovic mặc áo Uniqlo.
Hay như 2 tay vợt còn lại trong top 4 là Kei Nishikori và Gael Monfils – họ cũng đều khoác trên mình áo thể thao mang thương hiệu Nhật Bản. Nishikori mặc áo Uniqlo và Monfils mặc áo của Asics.
Như vây, nếu coi U.S.Open năm nay là một cuộc đua của các thương hiệu thời trang thể thao, các thương hiệu Nhật Bản đã giành ngôi quán quân ngay từ vòng bán kết.
Nhìn chung cả giải đấu, các thương hiệu quần áo thể thao Nhật Bản đang bỏ xa các ông lớn đến từ phương Tây khác. Ở New York năm nay, người ta thấy quần áo thể thao đến từ Nhật Bản xuất hiện nhiều hơn cả tổng các hãng Nike (Mỹ), Adidas (Đức) và New Balance (Mỹ) cộng lại.
(Uniqlo dẫn đầu trong các thương hiệu quần áo thể thao tại U.S.Open 2016).
(Uniqlo dẫn đầu trong các thương hiệu quần áo thể thao tại U.S.Open 2016).
Tại sao lại vậy? Câu trả lời là vì các hãng Nhật Bản đang tiến ra hải ngoại nhiều hơn là việc tập trung vào thị trường trong nước – nơi đang bị ảnh hưởng sâu sắc bởi tốc độ già hóa nhanh, dân số giảm và nền kinh tế quốc dân đình trệ.
Giờ đây, Uniqlo có ngày càng nhiều cửa hàng bán đồ thể thao ở ngoài Nhật Bản. Còn với Yonex, năm ngoái, lợi nhuận công ty này lần đầu trong lịch sử có hơn một nửa là từ các thị trường nước ngoài.
Phong độ trong thể thao và “trái ngọt” cho Uniqlo, Yonex
Chiến thắng của Uniqlo, Yonex này cũng đồng nghĩa với sự đi xuống của các thương hiệu hàng đầu ở ngoài Nhật Bản.
Đặc biệt, phải kể đến Nike, thương hiệu “thầu” cả 2 cựu số một thế giới của làng banh nỉ là Roger Federer và Rafael Nadal.
8 trên tổng cộng 40 trận chung kết Grand Slam kể từ năm 2005 không thể diễn tả hết cuộc đối đầu dai dẳng nhất và đã tốn bao giấy mực trong lịch sử quần vợt giữa 2 cưu vương này. Và tất nhiên, Nike cũng được hưởng lợi từ đó khi cổ phiếu công ty này có màn tăng trưởng ngoạn mục từ năm 2005 đến nay.
(Tăng trưởng của cổ phiếu Nike)
(Tăng trưởng của cổ phiếu Nike)
Thế nhưng, thể thao là câu chuyện của thời thế. Năm nay, Nadal “hết thời” thì bị loại ngay ngưỡng cửa tứ kết, trong khi U.S.Open, và cả Nike, sẽ rất nhớ Federer khi anh này còn thậm chí không tham dự sau chấn thương tại Wimbledon.
Sự lên xuống của các tay vợt là đại diệu cho các nhãn hiệu thể thao là phổ biến và điều quan trọng là tầm nhìn của các nhà làm marketing. Ở điểm này, các thương hiệu Nhật Bản đã làm rất tốt.
Ví dụ ở thời điểm này, sự “lên hương” của Djokovic và gần đây nhất là Nishikori chính là “trái ngọt” cho Uniqlo. Nhãn hiệu này đã ký hợp đồng 5 năm với Djokovic năm 2012, khi anh này lần đầu chiếm ngôi vương bảng xếp hạng ATP và mọi sự hơp tác vẫn đang suôn sẻ cho đến nay.
Đối với Nishikori, Uniqlo đã ký hợp đồng ngay từ năm 2011. Năm nay, nếu Nishikori vượt qua được Wawarinka để vào chung kết cùng Djokovic, đó hẳn sẽ là đại thắng cho Uniqlo ở U.S.Open 2016. Hãy thử tưởng tượng, ngay trước trân chung kết, các khán giả sẽ mua áo đấu 2 tay vợt này để cổ vũ, và… chỉ toàn áo Uniqlo.
Nhìn sang tân vương Wawrinka, Yonex và anh này đã đồng hàng cùng nhau từ 3 năm nay. Tay vợt người Thụy Sĩ ngay lập tức chứng minh giá trị của mình khi vào đến bán kế U.S.Open năm 2013, vô địch Australian Open năm 2014, vô địch Pháp mở rộng 2015 và nay là U.S.Open 2016.
Những chiến thắng này của Wawrinka giúp doanh số bán của Yonex tại Nhật Bản tăng liên tục từ năm 2012, sau 3 năm liền suy giảm. Doanh thu từ thị trường nước ngoài của Yonex cũng được nhân đôi lên con số khoảng 23,5 tỷ yên, tương đương với 230 triệu USD.